THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 313
Số lượt truy cập: 5637670
QUẢNG CÁO
BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 01/2020. BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀO MÙA ĐÔNG XUÂN 1/7/2020 8:22:34 AM

    PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON AN THỦY        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


                           BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 01/2020

                   BỆNTHƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀO MÙA ĐÔNG XUÂN


                              2020 yt 004.jpg


Vào mùa đông sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất nhạy cảm với thời tiết. Chính vì vậy cha mẹ hết sức cẩn trọng và có những biện pháp phòng tránh bệnh cho bé.

1.    Cảm cúm 

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Trong năm đầu tiên đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà. Đây là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan.

Những triệu chứng đầu tiên thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.

Cha mẹ cần lưu ý:

- Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ lạnh.

- Bổ sung nước: ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ.

- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để trẻ có giấc ngủ tốt hơn. Thoa dầu khuynh diệp lên ngực và lưng trẻ giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi.

- Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

 - Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C. Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

2. Tiêu chảy

                      2020 h 002.jpg

Bệnh do rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong 3-7 ngày, thường trẻ sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối quá nhiều dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Cha mẹ cần lưu ý:

 - Bù nước: Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn điện giải gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó cần cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy.

- Trẻ thường biếng ăn do cơ thể mệt mỏi, do đó cha mẹ cần chú ý chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm như súp, cháo như cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt,… và phải kiên nhẫn cho trẻ ăn chậm, ăn nhiều bữa nhỏ nếu trẻ buồn nôn, nôn, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần.

- Không cho trẻ uống thuốc “cầm” tiêu chảy, hoặc ăn lá ổi, hồng xiêm xanh,… các chất thải dễ ứ đọng lại đường tiêu hóa dẫn đến bệnh kéo dài và nặng thêm.

3. Viêm mũi

                       2020 h e003.jpg

Viêm mũi ở trẻ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở.

Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể 39 - 40 0C, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho.

 Cha mẹ cần lưu ý:

- Khi trẻ bị viêm mũi, cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3-4 lần/ngày cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng.

- Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín…

- Nếu trẻ sốt cao trên 380C, cần lau mát và dùng thuốc hạ sốt. Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ.

Để phòng bệnh vào mùa đông xuân, bên cạnh việc tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể, cần tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh; hạn chế đến những chỗ đông người; đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng; đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh và khi có các dấu hiệu bất thường, cần khám và điều trị theo chỉ định của bác sỹ.

 

   HIỆU TRƯỞNG                      NHÂN VIÊN Y TẾ

           (Đã ký)

    Phan Thị Dược                   Nguyễn Thị Mai Hường

 

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Võ Thị Đoài
Võ Thị Đoài
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Mai Hường
Nguyễn Thị Mai Hường
Quản trị Website
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG MẦM NON AN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3883316 * Email: mnanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com