THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 4
Số lượt truy cập: 5643679
QUẢNG CÁO
TUYÊN TRUYỀN THÁNG 10/2023 CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CHO TRẺ 10/11/2023 12:39:20 PM

    PHÒNG GD & ĐT LỆ THỦY      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON AN THỦY              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

            

                            TUYÊN TRUYỀN THÁNG 10/2023

             CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CHO TRẺ


           002 BÔNG  002.jpg


Sốt xuất huyết  là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut mang sang đốt người lành mang bệnh.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, do diễn biến thời tiết phức tạp nên dịch bùng phát thời gian gần đây.

1.Nhận biết dấu hiệu triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh có một số biểu hiện như sau:

Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38-39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.

Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải.

Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.

Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.

Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).

Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.

Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.

Các nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:

Do siêu vi trùng Dengue gây ra

Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.

2.Vì sao sốt xuất huyết lại gây nguy hiểm?

Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.

Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.

Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.

Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.

Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày). Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết người lớn là khoảng 5%.

3.Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết?

Khi thấy trẻ sốt sao kèm theo phát ban, điều đầu tiên cần làm là hạ sốt cho trẻ bằng paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng. Nếu trẻ chưa hết sốt thì cứ 4-6 giờ thì cho trẻ uống lại. Dùng khăn thấm nước ấm lau người để làm mát cho bế, tránh sốt cao gây nhiều biến chứng.

Khi trẻ bị sốt, cần cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ hơn ngày thường. Không cần kiêng khem gì trong lúc này, chia nhỏ bữa ăn và làm những món trẻ thích để kích thích trẻ ăn. Nên sử dụng thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa….

Bổ sung nước đầy đủ cũng vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu của sốt xuất huyết ở trẻ em. Nên cho trẻ uống thêm dung dịch oresol để bù nước, bù điện giải và bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây như cam, chanh.

Giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6). Trẻ có thể trở bệnh nặng dẫn đến tử vong rất nhanh khiến bác sỹ không kịp trở tay. Vì vậy, nếu trẻ có biểu hiện sốt hơn một ngày không có dấu hiệu giảm mà chưa phát hiện được nguyên nhân của bệnh thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

4.Biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ em

- Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.

- Dùng một số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…

- Phát quang bụi rậm.

- Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).

- Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.

- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.

Điều trị sốt xuất huyết là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và thầy thuốc, trong đó vai trò của người chăm sóc trực tiếp trẻ là hết sức quan trọng góp phần bảo vệ sức khoẻ cho trẻ một cách tốt nhất.

 

HIỆU TRƯỞNG                     NHÂN VIÊN Y TẾ

                       (đã ký)


Võ Thị Đoài                  Nguyễn Thị Mai Hường

 

 

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Võ Thị Đoài
Võ Thị Đoài
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Mai Hường
Nguyễn Thị Mai Hường
Quản trị Website
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG MẦM NON AN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3883316 * Email: mnanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com