THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 5
Số lượt truy cập: 5643679
QUẢNG CÁO
BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 11/2023 PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG 11/16/2023 10:19:44 AM

     PHÒNG GD & ĐT LỆ THỦY    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON AN THỦY           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 11/2023

PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG


              002 ANH 002.jpg


Bệnh tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

1.Biểu hiện của bệnh

          + Sốt trên 37,5 độ;

          + Loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi lưỡi) và/hoặc Phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối.

        Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự:

                               002 hà 004.jpg

                              002 hà 005.jpg


Triệu chứng

Tay chân miệng

Thuỷ đậu

Zona
(giời leo)

Herpes
simplex

Tuổi

< 10 tuổi

5-11 tuổi, người lớn

Tất cả

Tất cả

Vị trí ban

Lòng bàn tay, khuỷu tay, đầu gối, mông, bụng, lòng bàn chân, loét miệng

Rải rác toàn thân, lan từ  đầu, mặt,  xuống thân và tay chân

Chỉ ở 1 bên cơ thể

Từng chùm mụn nước nhỏ ở quanh miệng

Dạng ban

Đỏ + Mụn nước, sần, hồng ban, màu xám, hình bầu dục, khi lành không thành sẹo

Mụn nước cũ xen lẫn mới, lõm ở giữa khi mới mọc, trong lẫn đục (mủ) do bội nhiễm vi khuẩn

Chùm mụn nước to nhỏ không đều + Hạch ở cổ, nách, bẹn cùng bên

Mụn nước sẽ vỡ, chảy dịch, đóng mày và lành sẹo

Cảm giác

Không đau, không ngứa

Ngứa, đau nhức rất khó chịu.

Ngứa, đau nhức rất khó chịu .

Ngứa, rát


2. Cách xử lý

- Nếu trẻ bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, giảm đau, hạ sốt bằng thuốc Paracetamol. 

- Tìm hiểu môi trường lân cận có ai mắc bệnh không, cách ly trẻ bệnh trong khoảng 7 ngày.

- Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động.Tăng cường dinh dưỡng: cho trẻ ăn thức ăn lõng mềm, chia làm nhiều bữa trong ngày.

- Vệ sinh răng miệng, thân thể nhẹ nhàng, tránh không làm bể các bóng nước để tránh nhiễm trùng.

- Khi thấy trẻ có dấu hiệu: trẻ khó ngũ quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay nói nhảm, hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ, sốt cao các chi run và co giật, nôn ói nhiều thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.   

 Đến nay vẫn chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu điều trị bệnh. Chủ yếu là các biện pháp điều trị triệu chứng để hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có.

3. Cách phòng bệnh tay – chân – miệng cho trẻ:

- Thường xuyên rửa tay và nhắc trẻ rửa tay với xà phòng diệt khuẩn sau khi chơi đùa, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

- Tập cho trẻ thói quen không đưa tay, vật dụng, đồ chơi vào miệng.

- Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi có thể nhiễm vius bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng chloramin B 5%; vệ sinh nhà cửa, vật dụng bằng chất diệt khuẩn 1 tuần/lần.

- Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh hoặc người bệnh.

- Kết hợp với giáo viên ở trường vệ sinh trường lớp, vật dụng cá nhân của trẻ ở lớp (áo, gối, khăn, ly…)

- Nếu nghi ngờ trẻ bị bệnh, tạm cho trẻ nghỉ học, đưa đến trung tâm y tế khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

- Nếu gia đình có người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, tạm cách ly trẻ, vệ sinh nhà cửa, vật dụng bằng chất diệt khuẩn; cách ly trẻ bị bệnh trong vài ngày đầu mắc bệnh cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm cho những trẻ khác.

- Sau khi trẻ khỏi bệnh, vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa: thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy, vệ sinh vật dụng, nhà cửa, theo dõi phản ứng của trẻ.

 

HIỆU TRƯỞNG                     NHÂN VIÊN Y TẾ

 

Võ Thị Đoài                  Nguyễn Thị Mai Hường

 

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Võ Thị Đoài
Võ Thị Đoài
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Mai Hường
Nguyễn Thị Mai Hường
Quản trị Website
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG MẦM NON AN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3883316 * Email: mnanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com