THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 9
Số lượt truy cập: 5643679
QUẢNG CÁO
BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 11/2019 BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ 11/27/2019 9:11:00 AM

   PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON AN THỦY                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 11/2019

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

                              2019_mắt họt002.jpg

                     

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng... Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

I. NỘI DUNG:

1. Nguyên nhân gây bệnh:

- Nguyên nhân chủ yểu của bệnh đau mắt đỏ là do vius Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.

- Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa…

- Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối…cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

2. Triệu chứng đau mắt đỏ:

- Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn.

-Thường đỏ  một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt.

- Dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.

- Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.

-Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt có thể phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc…thì hậu quả sẽ lớn hơn.

3. Đường lây bệnh:

Bênh đau mắt đỏ có thể lây qua:

- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vius.

- Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa,  nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.

- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm nguồn bệnh như ao hồ, bể bơi.

- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, miệng.

- Bệnh viện, công sở, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay,…nhũng nơi có mật độ người đông, cự ly gần rắt dễ gây bệnh.

4. Cách phòng bệnh:

Đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lay lan nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng,Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xủ lý kịp thời khi mắc bệnh.

Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây sau khi khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh. Cụ thể như sau:

Khi không có dịch:

-Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.

- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.

- Không dùng tay dụi mắt.

Khi đang có dịch đau mắt đỏ:

Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thêm các biện pháp sau:

- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dich sát khuẩn.

- Rửa mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý, ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.

- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.

- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.

- Hạn chế đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện,…

- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

* Xử lý khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:

- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bong, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.

- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

- Tránh khói bụi, đeo kính mắt cho mắt.

- Cho trẻ bị bệnh nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người khi bị bệnh.

- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc trẻ cẩn thận, để tránh nhiễm cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra.

- Tránh ôm ấp khi trẻ bị bệnh, ngủ riêng.

- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, không dùng thuốc rửa mắt của người khác.

- Không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu,…

- Nếu bệnh nhân không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

II. HÌNH THỨC

- Tuyên truyền rộng rãi trong toàn trường: thông báo ở cổng trường hoặc bằng thông tin của từng cụm về bệnh đau mắt đỏ, cách phòng chống bệnh đau mắt đỏ.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình về bệnh đau mắt đỏ trong lớp.

- Thường xuyên kiểm tra từng cụm trường, phát hiện có trường hợp trẻ bị đau mắt đỏ thì phối hợp giáo viên, phụ huynh theo dõi tình trạng của trẻ, cho trẻ nghỉ học từ 3 – 5 ngày tránh lây lan.

          - Nếu có nhiều trẻ bị bệnh, thông báo với trạm y tế xã để có kế hoạch theo dõi, chăm sóc và phòng bệnh cụ thể.

 

            NHÂN VIÊN Y TẾ                                HIỆU TRƯỞNG

                                                                               (Đã ký)

         Nguyễn Thị Mai Hường                           Phan Thị Dược

 

 

 

 

 

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Võ Thị Đoài
Võ Thị Đoài
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Mai Hường
Nguyễn Thị Mai Hường
Quản trị Website
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG MẦM NON AN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3883316 * Email: mnanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com