PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG
MẦM NON AN THỦY Độc lập –
Tự do – Hạnh phúc
BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 2/2018
PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2017 – 2018
đơn vị trường Mầm non An Thủy xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phòng
chống ngộ độc thực phẩm năm học 2017- 2018 với những nội dung sau:
I.
Mục đích:
- Nâng cao nhận thức và kỹ năng về
an toàn thực phẩm cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học
sinh.
- Tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc
thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, mùa Lễ hội năm 2018.
- Phòng ngừa triệt để, ngăn chặn kịp
thời và khắc phục ngộ độc thực phẩm có hiệu quả nhanh chóng nhằm đưa lại niềm
tin cho phụ huynh học sinh.
II.
Tổ chức thực hiện:
- Thành lập Ban chỉ đạo về công
tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2017 - 2018.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện ngiêm
túc và dự trù kinh phí hoạt động cho Ban chỉ đạo để hoạt động có hiệu quả.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể,
Trạm y tế xã, thị trấn để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên
truyền giám sát tại đơn vị trường.
- Viết bài tuyên truyền để tổ chức
tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh học sinh và đăng lên trang thông tin điện
tử của trường, dán ở bảng tuyên truyền những điều cha mẹ cần biết.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường
xuyên, kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo công tác VSATTP trong đơn vị.
- Báo cáo kịp thời khi những trường
hợp bị ngộ độc thực phẩm có liên quan đến công tác VSATTP gây ra.
III.
Kế hoạch triển khai các hoạt động:
1.
Nắm chặt các văn bản pháp luật có
liên quan đến công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
2.
Tuyên truyền về công tác vệ sinh
an toàn thực phẩm:
- Chủ động phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, Trạm Y tế
xã để thường xuyên tổ chức tuyên truyền, kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm trong trường học.
- Phổ biến nội dung Luật An toàn thực phẩm, các văn bản
quy phạm pháp luật về ATTP và kiến thức và kiến thức vệ sinh ATTP, phòng ngừa
ngộ độc thực phẩm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học
sinh.
- Tổ chức có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm
Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội năm 2018
3. Công tác tổ chức
bếp ăn:
3.1. An toàn về thực
phẩm:
- Hợp đồng mua thực phẩm với cơ sở (cá
nhân) kinh doanh thực phẩm.
- Thực phẩm đảm bảo an toàn khi sử
dụng: Đối với thực phẩm tươi (thịt, cá, rau) cần lựa chọn thị t tươi, rau không
dập nát…, đối với thực phẩm là đồ khô phải có nguồn gốc rõ ràng, có hạn sử
dụng; hạn chế thực phẩm như cá khô, các loại cá và thịt đông lạnh…
- Thực phẩm mua về được xuất, nhập
kho, theo đúng quy định.
- Lưu mẫu theo quy định.
- Chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh
sạch sẽ và an toàn.
- Có hồ sơ theo dõi đúng quy định.
3.2.
Đối với nhân viên dinh dưỡng:
-
Nhân viên dinh dưỡng được khám sức khỏe và cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe theo
quy định của Bộ Y tế.
- Không phân công người nấu ăn đang
mắc bệnh truyền nhiễm.
3.3.
Đối với giáo viên trực tiếp cho trẻ ăn:
- Khi cho trẻ ăn phải mang khẩu trang,
vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn.
- Dụng cụ trẻ ăn như bát, thìa phải
dược khử khuẩn bằng nước sôi trước khi trẻ ăn.
3.4.
Vệ sinh khu vực nấu ăn:
- Bếp ăn được vệ sinh hằng ngày. Không
để nước động, rác thải gần khu vực nấu ăn.
- Bếp ăn được sắp xếp gọn gàng, sạch
sẽ theo quy trình bếp một chiều, vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.
- Dụng cụ chế biến, chứa đựng thực
phẩm đảm bảo vệ sinh, có nắp đậy, an toàn khi sử dụng.
- Nguồn nước chế biến thực phẩm phải
đảm bảo an toàn sạch sẽ, được kiểm định theo định ký đúng quy định.
Nhân
viên y tế Hiệu trưởng
(Đã ký)
Phạm Thị Phương Phan Thị Dược