THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 152
Số lượt truy cập: 6146537
QUẢNG CÁO
BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 8/2018 PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC 12/5/2018 8:54:54 AM

   PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON AN THỦY                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

VỆ SINH CÁ NHÂN TRẺ

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ


1. Đuối nước là gì?

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn đến khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.

Phương T8.2018 002.jpg

2. Nguyên nhân gây đuối nước

Vì sao tình trạng đuối nước ở trẻ em ngày càng cao, đặc biệt là vào mùa hè?

-  Do các em tắm sông, tắm biển. Vì mải chơi, chủ quan, háo thắng và bất cẩn nên các em đã không lường trước được tai nạn đang rình rập mình.

- Do các em vô ý đã ngã xuống vùng nước sâu, ngã xuống ao hồ, sông suối chỉ vì muốn hái bông sen, bắt chuồn chuồn,.... và không có người đến cứu.

- Bên cạnh đó, tai nạn do chìm xuồng, chìm đò mà trẻ đi xuồng đò lại không được trang bị áo phao,.. cũng đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Ngay cả những người đã biết bơi cũng có thể bị ngạt nước do kiệt sức, động kinh,...

3. Xử trí khi gặp trường đuối nước

- Việc đầu tiên là đưa ngay nạn nhân lên khỏi mặt nước để tiến hành cấp cứu nhanh chóng; Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập thì đặt nằm đầu thấp cho nước thoát ra, lấy khăn mặt bọc ngón tay, móc đờm dãi trong miệng, thay quần áo, ủ ấm, xoa nóng người.

- Trường hợp tim còn đập, hô hấp đã ngừng thì dốc ngược nạn nhân (vác lên vai, đầu dốc xuống) để cho nước trong đường hô hấp thoát ra, sau đó đặt nằm nghiêng, móc đờm dãi, thổi ngạt trực tiếp, ấn tim ngoài lồng ngực. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để khôi phục sự trao đổi khí. Khi thổi ngạt phải thay quần áo ướt ra vì nó làm trở ngại tuần hoàn; đồng thời lau khô người nạn nhân, ủ ấm, xoa bóp thân thể, các chi theo hướng về tim.

4. Biện pháp phòng chống đuối nước

* Về phía nhà trường:

-Tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cứu ban đầu cho trẻ em về tai nạn đuối nước và bản thân các giáo viên phải biết bơi.

-Giếng và các dụng cụ chưa nước tại trường phải có nắp đậy thật chắc chắn và thường xuyên kiểm tra.

-Tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về phòng chông đuối nước cho trẻ thông qua tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của trường trong các giờ đón và trả trẻ, hệ thống loa truyền thanh của thôn và của UBND xã, qua các cuộc họp phụ huynh học sinh.

- Giáo dục các em học sinh biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành động hết sức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết tự đề phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình.

     * Về phía học sinh:

- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ hoặc phụ huynh biết bơi giám sát, không được tự ý đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm.

     - Tránh xa những nơi nguy hiểm, không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, sông, suối, hố sâu để tránh  bị ngã, rơi xuống hố.

- Không ăn no, dùng các chất kích thích trước khi xuống nước.

- Trước khi xuống nước phải khởi động kỹ.

- Khi đi tàu thuyền phải mang theo áo phao, không lên đò thuyền chở nặng và không an toàn về kỹ thuật.

     * Về phía phụ huynh:

- Phụ huynh phải giám sát không để con em mình ngoài tầm kiểm soát, không cho trẻ chơi xung quanh gần khu cực ao hồ sông suối.

- Ở nhà có trẻ nhỏ không nên để những chum vại, thùng nước, bể nước, giếng nước nếu bắt buộc phải có thì nên đậy nắp thật chắc chắn để trẻ em không mở nắp được.

- Những nhà có hồ bơi hoặc ở gần vùng sông , suối, ao, hồ cần làm cửa chắn và rào kín xung quanh.

cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi) khi trẻ  biết nghe lời, phát triển đủ thể chất và trí tuệ để đủ khả năng thích Nên nghi và xử lý các tình huống xảy ra trong khi bơi

Khi cho trẻ bơi người lớn phải giám sát và không được rời mắt để làm công việc khác như sử dụng điện thoại, đọc sách, tán chuyện,…

Trong mùa mưa lũ phải có người lớn đưa trẻ đi học và không cho trẻ tự ý đi chơi, đi lội nước lũ.

Hiệu trưởng

  (Đã ký)

 

Phan Thị Dược

Nhân viên y tế

 


Phạm Thị Phương

 

 


TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Võ Thị Đoài
Võ Thị Đoài
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Mai Hường
Nguyễn Thị Mai Hường
Quản trị Website
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG MẦM NON AN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3883316 * Email: mnanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com